'Tài mới' mua ô tô chạy dịch vụ, nên chọn xe xăng hay xe điện?
Từ rạng sáng ngày 2.2.2025, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ, rất nhiều phương tiện từ miền Tây đổ về hướng TP.HCM, lực lượng chức năng liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường 1 chiều hướng đi tỉnh Tiền Giang.Ghi nhận của PV Báo Thanh Niên, từ rạng sáng đến khoảng 12 giờ trưa ngày 2.2, rất nhiều phương tiện, chủ yếu là xe máy đổ từ miền Tây qua khu vực trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu về TP.HCM. Các phương tiện liên tục nối đuôi nhau kéo dài từ khu vực TP.Bến Tre đến gần Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu.Do đó, lực lượng CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường một chiều, hướng qua tỉnh Tiền Giang để giải phóng phương tiện, mỗi đợt kéo dài từ 20 - 30 phút. Nhờ vậy, các phương tiện xe ô tô, xe tải chỉ mất khoảng từ 30 phút đến 1 giờ là có thể di chuyển từ khu vực TP.Bến Tre. Trong khi đó, trên QL 60 về hướng tỉnh Bến Tre, phương tiện không nhiều nhưng do bị điều tiết từng đợt kéo dài nên thời gian di chuyển của các xe qua khu vực này cũng mất hơn 30 phút mới qua được cầu Rạch Miễu, hướng đi tỉnh Bến Tre.Theo Công ty BOT cầu Rạch Miễu, từ ngày 25.1, tức 26 Tết đến nay, lượng xe qua cầu Rạch Miễu tăng cao, trung bình khoảng 28.000 lượt phương tiện/ngày. Do đó, để việc điều tiết của CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang thêm hiệu quả, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã phối hợp xả trạm tổng cộng 39 lần.Chảy máu, sưng tấy 'cậu nhỏ' do tự mua máy cắt bao quy đầu về sử dụng
Theo ghi nhận của Thanh Niên vào chiều 5.3 tại trụ sở Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (Công viên nghĩa trang Thanh Bình, xã Mỹ Thuận, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định), khoảng hơn 10 chiến sĩ công an và lực lượng quản lý thị trường đã có mặt tại đây để kiểm tra, làm việc với công ty này.Lực lượng chức năng có mặt ở đây ít nhất 2 tiếng và xuất hiện tại khu vực văn phòng, khu vực bày bán quách của công ty.Một lãnh đạo Công an tỉnh Nam Định cho hay, sự xuất hiện của lực lượng công an tại Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên là chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Nam Định sau khi nhận được phản ánh vụ việc gây xôn xao dư luận.Cùng ngày, PV Thanh Niên cũng có cuộc trao đổi với một số người dân trên địa bàn H.Nghĩa Hưng và H.Nam Trực (Nam Định) từng sử dụng dịch vụ hỏa táng tại Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên. Họ đều xác nhận công ty này không cho người dân mang quách từ bên ngoài vào, tất cả đều phải mua quách tại đây với giá trên 10 triệu đồng. Đặc biệt, người dân cho biết giá quách ở trong công ty bán cao hơn rất nhiều so với ngoài thị trường nhưng trong lúc tang gia bối rối, họ không tranh cãi mà cắn răng chịu đựng.Một số người giải thích, tại địa bàn Nam Định chỉ có một đơn vị hỏa táng nên đơn vị này lợi dụng sự độc quyền để gây khó khăn cho người dân.Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên trước đây có tên là Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long, do ông Trần Đình Giao, Chủ tịch Hội đồng quản trị điều hành. Tháng 4.2023, ông Trần Đình Giao bị TAND tỉnh Nam Định tuyên phạt 5 năm tù, đồng thời phạt bổ sung 60 triệu đồng về tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và vi phạm các quy định về sử dụng đất đai".Cùng bị xét xử trong vụ án này còn có 3 bị cáo khác là Trần Thị Hoan (nhân viên bộ phận thu ngân), Phạm Thị Hoa và Đỗ Minh Tiến (nhân viên bộ phận kế toán của Công ty tang lễ Hoàng Long) tội "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức". Tòa tuyên phạt Hoan và Hoa mỗi người 2 năm tù, Tiến 3 năm tù.Công ty tang lễ Hoàng Long thành lập tháng 7.2012 trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Long, được Sở KH-ĐT tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trụ sở đặt tại Công viên nghĩa trang Thanh Bình (ở xã Mỹ Thuận, H.Mỹ Lộc, Nam Định).Năm 2020, Công ty tang lễ Hoàng Long xảy ra 2 vụ án cưỡng đoạt tài sản, bảo kê hoạt động hỏa táng đã bị Công an tỉnh Nam Định, Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.Trong đó có một vụ án trong đường dây Đường "Nhuệ" (tức Nguyễn Xuân Đường, ở tỉnh Thái Bình) thực hiện. Sau đó, Đường "Nhuệ" bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên 15 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, 6 đồng phạm còn lại (có Nguyễn Thị Dương, vợ Đường "Nhuệ") bị tuyên phạt tổng cộng 66 năm tù về cùng tội danh.Vụ thứ 2 là cưỡng đoạt tài sản của các cơ sở làm dịch vụ tang lễ thông qua hoạt động bảo kê dịch vụ hỏa táng, do Trần Đại Thủy (trú tỉnh Nam Định) và 3 đồng phạm thực hiện.Trước đó, ngày 3.3, tài khoản T.C đã đăng tải hình ảnh, clip về nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên "ép" người dân mua quách giá cao khiến dư luận phẫn nộ.Trong đoạn clip được đăng tải, những người đang đeo khăn tang tỏ ra bức xúc với nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên khi phải trả giá cao để mua hũ tro cốt cho người thân. "Tôi không có tiền, có mỗi cái quách mà bắt tôi mua với giá 9 - 10 triệu, tôi không thể bình tĩnh được", người dân phản ứng.Anh Dương Công Viên (trú H.Trực Ninh, Nam Định) người xuất hiện trong đoạn clip cho biết, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu gia đình không bị nhân viên công ty ép mua quách, tiểu với giá cao để đựng hài cốt."Lúc đầu, khi giới thiệu dịch vụ hỏa táng, họ không nói luôn chúng tôi phải chuẩn bị một cái quách hay tiểu như này để gia đình cân đối. Khi thiêu xong, chúng tôi mới nhận được thông tin phải mua thêm quách để đựng tro cốt. Sau đó, cả gia đình bàn bạc mua quách cùng phụ kiện tang lễ với tổng giá tiền 10,5 triệu đồng", anh Viên nói.Mặc dù đã chọn được quách ưng ý để đựng tro cốt nhưng gia đình anh Viên bị nhân viên từ chối và không cho lấy quách đó với lý do bé, kích thước không vừa rồi chỉ sang khu vực quách có giá cao hơn. Gia đình thắc mắc hỏi vì sao không cho lấy quách đó mà phải chọn quách giá cao với giá vài chục triệu đồng thì được nhân viên trả lời "quách giá cao sẽ rộng hơn".Sau đó, người nhà anh Viên bức xúc và muốn ra ngoài mua quách nhưng tiếp tục bị công ty từ chối. "Không được phép mang quách bên ngoài vào, họ bắt buộc đến đó dùng đồ bên trong hết", anh Viên nói tiếp.
Phụ nữ mắc bệnh gì nên thận trọng khi phẫu thuật thẩm mỹ?
Sau khi về Việt Nam, Ốc Thanh Vân xác nhận góp mặt trong Căn phòng câm lặng tại sân khấu kịch Hồng Vân. Vở diễn còn có sự tham gia của dàn nghệ sĩ như NSND Hồng Vân, nghệ sĩ Hoàng Sơn, nghệ sĩ Đinh Mạnh Phúc cùng dàn diễn viên trẻ. Trong tác phẩm, Ốc Thanh Vân vào vai Ngọc, mắc căn bệnh mất trí nhớ tạm thời, chỉ có thể lưu giữ ký ức trong một ngày. Điều kỳ lạ là Ngọc luôn bị ám ảnh về một vụ tai nạn thảm khốc với hình ảnh cô gái không mắt mũi lượn lờ trong căn biệt thự. Đến khi Quý (Khôi Nguyên thủ vai) xuất hiện, những bí mật kinh hoàng được giấu kín bấy lâu dần hé lộ. Căn phòng câm lặng đánh dấu cột mốc quay lại với sân khấu kịch dịp tết của Ốc Thanh Vân, cũng là dịp nữ nghệ sĩ hội ngộ với đàn chị Hồng Vân. Từ khi trở về Việt Nam, diễn viên 8X đã tất bật tập luyện để chuẩn bị cho màn tái xuất này. Cô chia sẻ: “Sân khấu kịch Hồng Vân là mái nhà thứ hai, nơi tôi gắn bó thời gian dài, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Dù đi đâu thì tôi luôn hướng về, vì đó là cái nghiệp của mình khi đã quá yêu sân khấu”. Ốc Thanh Vân hài hước nói “về đến quê nhà tôi như sống lại” dù trước đó “đuối sức toàn tập”. Tại Việt Nam, nữ diễn viên nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên có thể yên tâm tập trung cho công việc ở sân khấu. “Tôi đã luyện tập cho não bộ của mình có khả năng thích nghi và làm việc tách biệt. Khi ở trên sân khấu kịch, tôi chỉ biết việc mình đang làm là nhân vật và vở diễn thôi. Rời khỏi đó, tôi mới làm việc khác. Cái đầu tôi những ngày vừa qua chia làm 3, 4 ngăn. Nhưng ngăn lớn nhất, chính là sân khấu. May mắn là tôi có trí nhớ tốt, nên thuộc thoại nhanh, tập kịch tôi dùng "trí nhớ dài hạn", bởi một vở diễn cần thời gian để diễn viên cảm nhận, thêm thời gian hoàn thiện sau khi công diễn, còn các việc khác tôi dùng "trí nhớ tạm thời", xong việc là xả ra cho nhẹ đầu”, nữ diễn viên bộc bạch. Vừa mới về Việt Nam, Ốc Thanh Vân không tránh khỏi tình trạng “jetlag”. Cô chia sẻ: “Lệch 4 tiếng giữa Melbourne và Việt Nam không phải là vấn đề, thậm chí là lệch nhiều hơn vẫn lướt qua được, nhưng đó là đi du lịch. Vì mình có thể ngủ trên xe, đến nơi hăm hở đi khám phá nên không thấy quá khác biệt. Nhưng khi sống một thời gian, cơ thể đã quen nhịp đó. Mấy ngày đầu, tôi tập kịch cùng mọi người đến 22 giờ là ngáp, nước mắt chảy ròng”. Khi được hỏi về lý do gắn bó với sân khấu dù cát sê không quá cao, Ốc Thanh Vân nói nhờ nơi này, cô được khán giả yêu mến, có thêm nhiều cơ hội hoạt động ở lĩnh vực khác như phim ảnh, lồng tiếng, MC hay kể cả công việc kinh doanh và dạy yoga. Người đẹp nêu quan điểm: “Tiền có thể kiếm bằng nhiều cách, nhưng cái ơn, cái gốc thì cả đời phải nhớ”.Về câu chuyện cát sê, Ốc Thanh Vân nói cô thường hay quên phong bì cát sê khi diễn ở sân khấu. Thỉnh thoảng khi mở túi ra, nữ diễn viên mới “phát hiện” tiền lương của mình vẫn chưa được dùng. “Thật sự tôi không đến sân khấu vì cát sê bởi nếu chỉ diễn kịch sẽ không đủ chi phí cho gia đình lớn. Ngày xưa, khi sân khấu kịch ở thời hoàng kim, có thời điểm Người vợ ma diễn kịch đủ 7 ngày trong tuần, cuối tuần mỗi ngày 2 - 3 suất, chưa kể đi lưu diễn tỉnh. Cát sê cũng đủ để tích lũy. Còn mùa tết này, ăn ngủ ở sân khấu, tôi cũng đủ tiền lì xì cho cả nhà, vừa về là có việc để làm đã cảm thấy vui”, Ốc Thanh Vân bộc bạch.
Trao đổi sáng nay, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam, trưởng đoàn xe đạp Việt Nam dự giải vô địch xe đạp đường trường châu Á cho biết: "Đại diện ban tổ chức (BTC), chủ nhà Thái Lan đã liên hệ với đoàn Việt Nam, nắm bắt thiệt hại từ vụ cháy trang thiết bị thi đấu. Phía BTC đã lấy thông tin về số lượng, kích cỡ mũ, giày của các VĐV Việt Nam. Về xe thi đấu, phía Thái Lan cũng cho biết sẵn sàng cho đội tuyển xe đạp Việt Nam mượn xe. Các thành viên Liên đoàn Xe đạp châu Á đang họp tại Thái Lan cũng cho biết sẵn sàng hỗ trợ xe cho các VĐV Việt Nam thi đấu". Việc ban tổ chức cho mượn xe thi đấu chỉ là giải pháp "chữa cháy" bởi theo các HLV với đặc thù môn đua xe đạp, mỗi VĐV đều trang bị cho mình chiếc xe chuyên dụng phù hợp với chiều cao, cân nặng... Việc thi đấu bằng xe mượn không thể đảm bảo tốt nhất yếu tố chuyên môn, nhất là khi đội tuyển xe đạp đường trường Việt Nam đang kỳ vọng cạnh tranh thành tích cao ở nhiều nội dung hệ đội tuyển lẫn đội tuyển trẻ ở giải xe đạp đường trường châu Á lần này. Ngoài động thái tích cực hỗ trợ từ ban tổ chức chủ nhà Thái Lan để các VĐV Việt Nam kịp tranh tài ở giải đấu khởi tranh vào ngày mai thì việc xử lý đền bù ra sao cho đội tuyển Việt Nam cũng được đặt ra, Ông Hoàng Quốc Vinh, Trưởng phòng Thể thao thành tích cao I (Cục TDTT) cho biết trong hôm nay, ban tổ chức cùng Liên đoàn Xe đạp châu Á sẽ gặp và trao đổi về phương thức bồi thường thiệt hại cho đội tuyển xe đạp Việt Nam.Nguyên nhân vụ cháy xe tải khiến toàn bộ khoảng 30 chiếc xe đạp cùng thiết bị chuyên dụng của đội tuyển xe đạp Việt Nam bên trong bị thiêu rụi hiện chưa được công bố. Được biết trên xe còn có một số thiết bị của đội tuyển xe đạp Singapore. Trước đó như Thanh Niên thông tin từ chia sẻ của HLV Mai Công Hiếu: "Ngày 5.2, sau khi đội tuyển xe đạp đường trường Việt Nam đến thủ đô Bangkok, chúng tôi được xe của BTC đón về Phitsanulok cách đó khoảng 350 km, là nơi diễn ra giải. Toàn bộ trang thiết bị của đội tuyển Việt Nam gồm xe đua, đồ phụ tùng được đưa lên 1 chiếc xe tải của BTC chở về Phitsanulok. Sau khoảng 7 giờ di chuyển về đến Phitsanulok, chúng tôi nhận thông tin xe chở thiết bị của đội Việt Nam gặp tai nạn trên đường bốc cháy, hư hỏng toàn bộ".
Quy trình, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp
Nhiều năm qua, dưa hấu là một trong những cây rau màu chủ lực giúp nông dân vùng ven biển thuộc ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, H.Trần Đề (Sóc Trăng) có thu nhập khá, thoát nghèo.Bà Nguyễn Thị Hiếu (55 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó) cho biết, trồng dưa trên đất giồng cát ven biển cực công chăm sóc và tốn chi phí nhiều hơn so với các vùng đất khác. Nhưng bù lại dưa hấu Mỏ Ó luôn được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng vượt trội, giá bán cao và luôn duy trì ở mức 6.500 - 9.000 đồng/kg.Mỗi năm, bà Hiếu trồng 2 - 3 vụ dưa hấu xen kẽ 1 vụ đậu phộng. Bà bảo, dưa trồng trên đất cát sát biển, dễ bị ảnh hưởng của sương muối và gió mạnh. Thế nhưng, nhờ kinh nghiệm và được đầu tư bài bản nên dưa vẫn bén rễ tươi tốt, năng suất cao và chất lượng. Vụ dưa này, bà ước tính thu hoạch khoảng 8 -10 tấn. Với giá bán hiện tại 8.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bà thu lãi khoảng 30 triệu đồng.Hiện đang vào mùa khô, để chủ động nguồn nước ngọt, nhiều hộ dân kéo đường ống dẫn nước sạch sinh hoạt từ nhà ra ruộng để tưới dưa. Một số khác đào ao bạt trữ nước kết hợp với phương pháp tưới nhỏ giọt, giúp dưa phát triển xanh tốt ngay trong mùa hạn mặn.Chị Nguyễn Thị Ly (39 tuổi) có gần 20 năm trồng dưa hấu cho biết, do trồng trên đất giồng cát, tỷ lệ cát nhiều hơn đất nên để cây không bị ngập úng vào mùa mưa, bà con phải mua thêm cát đắp nền cho luống dưa. Ngoài ra, còn áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như phủ bạt trên luống trồng dưa và trải lưới dưới nền đất để trái dưa không chạm đất, đảm bảo vệ sinh và chất lượng.Lý giải vì sao dưa hấu trồng ở vùng đất này có chất lượng vượt trội, chị Ly nói, do chủ yếu tưới bằng nước sạch và bón phân làm từ phụ phẩm cá, tôm. Trung bình mỗi trái có trọng lượng 4 - 6 kg, số ít khoảng 2 kg/trái.Theo ông Phạm Quốc Thái (58 tuổi, ngụ ấp Mỏ Ó), yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng đặc biệt của dưa hấu Mỏ Ó chính là đặc tính riêng biệt của đất vùng này. Cùng một giống dưa, nhưng khi trồng tại vùng đất giồng cát Mỏ Ó thì dưa cho năng suất rất cao, trái to, chất lượng ngon, ngọt, mẫu mã đẹp, có màu xanh bóng, ruột màu đỏ son. Đặc biệt có thể để được lâu ngày mà không sợ bị hư.Nhờ những ưu điểm vượt trội mà dưa luôn hút hàng, nhiều nơi ưa chuộng. Dưa thu hoạch tới đâu thương lái mua đến đó. Hiện nay, thương lái các tỉnh, thành miền Tây đều đến đây mua.Những năm gần đây, người dân Mỏ Ó còn chuyển sang sản xuất theo hướng chất lượng an toàn sinh học, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng dưa và giảm chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, nhờ sự hỗ trợ của địa phương, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng bao tiêu đầu ra, với giá mua cao hơn dưa cùng loại không trồng hữu cơ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhờ đó, nông dân yên tâm canh tác, không lo thị trường bấp bênh.